Dịch vụ giáo dục chất lượng cao: Tại sao không?
Dịch vụ giáo dục chất lượng cao: Tại sao không?, 13, Gia sư nhân trí, Suong Nhan Tri, Gia sư nhân trí, 24/02/2013 08:40:41
Sinh viên VN tốt nghiệp ĐH RMIT (Úc). Ảnh: Tuổi Trẻ
"Sứ mạng của giáo dục thời kỳ hội nhập không còn là xóa mù hay phổ cập mà là cung cấp nền giáo dục có chất lượng cao...".
Đó là nhận định của Giám đốc Sở GD - ĐT TPHCM Huỳnh Công Minh. Thực tế đã chứng minh, bên cạnh số lượng học sinh du học ngày càng tăng, các trường quốc tế và các chương trình quốc tế mở tại Việt Nam cũng thu hút rất nhiều học sinh tham gia.
Điều này cho thấy đã xuất hiện nhu cầu dịch vụ giáo dục chất lượng cao và một bộ phận phụ huynh sẵn sàng trả mức phí cao để con em họ được học tập tốt hơn. Ngành giáo dục cần làm gì trước yêu cầu này?
Xây dựng ngôi trường tiên tiến
Ông Huỳnh Công Minh cho rằng: Tại TPHCM, chúng ta có thể xây dựng những ngôi trường tiên tiến ngang tầm với khu vực và thế giới để đáp ứng yêu cầu chính đáng của phụ huynh học sinh. Ngôi trường tiên tiến là mô hình nhà trường có sĩ số lớp học 20 - 30 học sinh, hội đủ điều kiện để thầy giáo thực hiện phương pháp giảng dạy tiên tiến.
Thông qua trò chơi, hoạt động mà chuyển tải nội dung giáo dục nhẹ nhàng, hiệu quả cho học sinh. Trang thiết bị dạy
GS -TS Lê Ngọc Trà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giáo dục thuộc ĐH Sư phạm TPHCM, cũng đồng tình với quan điểm này: “Giáo dục không phải là thị trường nhưng giáo dục có nhiệm vụ cung ứng dịch vụ học tập cho xã hội. Nếu cung ứng dịch vụ tốt thì có thể đòi hỏi mức phí cao. Xu hướng dịch vụ giáo dục chất lượng cao là nên làm”.
Cần một cuộc bứt phá!
PGS-TS Thái Bá Cần, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM: Dịch vụ trong giáo dục là tất yếu!
Hiện nay, một bộ phận không nhỏ các gia đình có nhu cầu cho con được hưởng dịch vụ giáo dục cao hơn mức bình thường ngày càng tăng. Khi chúng ta đang bàn cãi về việc có nên cho phép các trường trong nước cung cấp dịch vụ giáo dục chất lượng cao hay không thì các trường nước ngoài đang thi nhau khai thác dịch vụ đó đối với học sinh Việt Nam.
Để giải quyết bất hợp lý này, Nhà nước cần sớm có những chính sách phù hợp để ngành giáo dục có biện pháp cụ thể giải quyết nhu cầu người dân.
Nhìn vào thực tế con số học sinh du học ngày càng tăng, trường quốc tế mở tại Việt Nam ngày càng nhiều, một câu hỏi lớn được đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục: Chẳng lẽ chúng ta thua ngay trên sân nhà và tiếp tục để chảy máu ngoại tệ trong khi ngành giáo dục đủ khả năng xây dựng một trường học tiên tiến đáp ứng nhu cầu của phụ huynh?
Hơn nữa, không chỉ là chuyện đáp ứng nhu cầu mà đó còn là cách tiếp cận nền giáo dục các nước tiên tiến trên thế giới trong thời kỳ hội nhập.
GS -TS Lê Ngọc Trà cho rằng thực chất các trường đào tạo học sinh giỏi, trường năng khiếu cũng là trường cung ứng dịch vụ giáo dục chất lượng cao nhưng Nhà nước trả tiền.
Với trường chất lượng cao theo dạng đáp ứng nhu cầu sẽ do các gia đình có điều kiện đứng ra gánh vác nhằm mang đến cho con mình chất lượng học tập tốt hơn. Nếu chúng ta không làm thì sẽ tiếp tục tình trạng chảy máu ngoại tệ.
Một cuộc bứt phá để có được ngôi trường sánh vai các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới là tất yếu.
Trường nước ngoài: Thoải mái; trường trong nước: Vướng cơ chế
Một cuộc bứt phá như trên không chỉ cần ở bậc phổ thông mà ở bậc dạy nghề, CĐ, ĐH cũng hết sức nóng bỏng. Hiện nay, hầu hết các trường từ dạy nghề đến ĐH đều có chương trình liên kết với ĐH nước ngoài, một số chương trình chất lượng đến đâu thì chưa thẩm định được nhưng số lượng người tham gia không phải là ít.
Mức thu học phí của các chương trình này cao trên 15 lần so với khung học phí Nhà nước quy định đối với chương trình trong nước. Vô hình trung các trường nước ngoài đang khai thác dịch vụ giáo dục chất lượng cao đối với học sinh Việt Nam.
Trong khi đó, nhiều trường ĐH hoàn toàn có khả năng tổ chức các chương trình đạt trình độ quốc tế thông qua việc học hỏi hoặc chuyển giao chương trình sau một thời gian hợp tác với ĐH nước ngoài nhưng cái vướng là không có cơ chế để thu học phí như vậy.
Diệu Hằng (Người lao động)
Dịch vụ giáo dục chất lượng cao: Tại sao không?, 13, Gia sư nhân trí, Suong Nhan Tri, Gia sư nhân trí, 24/02/2013 08:40:41